
Colombia hy sinh ngành công nghiệp than để cứu môi trường
Colombia nằm trong top 10 quốc gia sản xuất than lớn nhất thế giới – nhưng lại đang cố gắng từ bỏ nguồn lợi lớn này trong nỗ lực đóng góp vào việc ngăn chặn tình trạng khí hậu nóng lên toàn cầu. Đây là một bước đi hết sức lạ lùng – cho dù đó là điều đáng hoan nghênh – khi mà nguồn nhiên liệu hóa thạch vẫn được xem là “con gà đẻ trứng vàng” (cash cow) ở hầu hết các nước.
“Chúng ta cần thay đổi luật chơi,” Bộ trưởng Môi trường Susana Muhamad nói tại hội nghị khí hậu toàn cầu COP29 đang diễn ra tại Azerbaijan. “Chúng ta cần đề cao giá trị của việc giữ dầu trong lòng đất và bảo vệ rừng,” bà nói.
Các quốc gia khác đang theo dõi để xem liệu kế hoạch ngừng bán dầu và than của quốc gia này có thành công hay không trước khi họ mạnh dạn bước theo (making the leap themselves), các nhà phân tích cho biết.
Có một mâu thuẫn lớn trong các cuộc đàm phán khí hậu toàn cầu.
Việc đốt dầu, khí đốt và than là nguyên nhân lớn nhất (biggest driver) gây ra biến đổi khí hậu, vốn đang gây ra những trận lụt chết người ở Tây Ban Nha, Colombia và các cơn bão tàn phá ở Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu hóa thạch này lại là “con gà đẻ trứng vàng”: mang lại 2,8 tỷ bảng Anh lợi nhuận mỗi ngày trong 50 năm qua, theo một phân tích dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.
Đó là nguồn thu mà nhiều quốc gia không thể thiếu khi họ cố gắng đưa người dân thoát khỏi nghèo đói và cung cấp điện năng cho mọi người.
Một số quốc gia, như đất nước nhiều dầu mỏ (oil-rich) Ả Rập Xê Út hoặc Azerbaijan – nước chủ trì hội nghị khí hậu COP29 lần này – muốn tận dụng đến giọt dầu cuối cùng và cục than cuối cùng trên lãnh thổ của mình.
Thay đổi luật chơi
Nhưng Colombia đang cố gắng đi theo con đường khác. Colombia nằm trong top 10 quốc gia sản xuất than lớn nhất thế giới – nhưng lại đang cố gắng không làm điều đó.
“Chúng ta cần thay đổi luật chơi,” Bộ trưởng Môi trường Susana Muhamad nói. Nhưng hiện tại, “việc khai thác nhiên liệu hóa thạch và phá rừng lại có giá trị hơn,” bà nói thêm.
Colombia đang cố gắng thay đổi hệ thống đó với một kế hoạch có thể tạo thành mô hình để các quốc gia khác noi theo.
Nếu thất bại, điều này sẽ là điềm xấu (bode badly) cho các quốc gia sản xuất nhiên liệu hóa thạch khác mà thế giới kỳ vọng sẽ chuyển đổi sang xanh hóa (go green).
Bước đầu tiên của Colombia là chấm dứt việc cấp phép khai thác nhiên liệu hóa thạch mới – một động thái được thực hiện dưới thời Tổng thống cánh tả đầu tiên của nước này, Gustavo Petro, người được bầu vào năm 2022.
Dầu mỏ và than đá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Colombia, chiếm khoảng 8% GDP và khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu. Trữ lượng dầu của nước này đang giảm, nhưng vẫn còn rất nhiều than.
Để thay thế nguồn thu đó, bước thứ hai của Colombia là mở rộng các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Tại COP29, nước này đang kêu gọi đầu tư vào danh mục các dự án xanh trị giá 40 tỷ USD, bao gồm du lịch sinh thái, nông nghiệp bền vững và các dự án năng lượng sạch để tạo ra điện mà họ có thể xuất khẩu. Colombia cũng đang đàm phán với Anh, Đức, Canada, Mỹ, EU cũng như các ngân hàng phát triển và nguồn vốn tư nhân.
Bà Muhamad cũng kêu gọi giảm nợ và được vay vốn với mức lãi suất tương đương các nước phát triển, khi hiện tại mức lãi suất mà Colombia phải chịu cao gấp ba lần.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ kế hoạch này. Kể từ khi công bố kế hoạch, xếp hạng tín dụng của Colombia đã giảm, và việc tiếp cận vốn trở nên đắt đỏ hơn.
“Hiện tại, chúng ta chỉ đang đi vòng luẩn quẩn (going around the circle) với cách làm cũ,” bà Muhamad nói.
Tomas Gonzalez, cựu Bộ trưởng Năng lượng bảo thủ của Colombia, gọi cách tiếp cận của Tổng thống Petro là “rất cực đoan”.
“Khi nhu cầu còn tồn tại, ai đó sẽ đáp ứng nó, vì vậy việc hạn chế sản xuất ở Colombia không làm giảm phát thải toàn cầu,” ông Gonzalez nói. “Nhưng với Colombia, điều đó có nghĩa là hy sinh lớn về doanh thu tài chính và nguồn vốn cho chi tiêu công.”
Thế giới có cần một hiệp ước về nhiên liệu hóa thạch?
Colombia là một trong 13 quốc gia ủng hộ ý tưởng Hiệp ước Không phổ biến Nhiên liệu Hóa thạch (Fossil Fuel Non Proliferation Treaty), nhằm giảm dần sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở các quốc gia một cách công bằng.
Các tổ chức khoa học và năng lượng đồng ý rằng không có dự án nhiên liệu hóa thạch mới nào phù hợp với các mục tiêu khí hậu toàn cầu nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Năm ngoái, tại COP28 ở Dubai, tất cả các quốc gia đã đồng ý từng bước từ bỏ nhiên liệu hóa thạch trong một cam kết “lịch sử”.
“Một hiệp ước nhiên liệu hóa thạch sẽ là kế hoạch để thực hiện điều đó,” Tzeporah Berman, người sáng lập hiệp ước, nói.
Hiệp ước sẽ loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, điều mà bà cho là “làm méo mó thị trường một cách nhân tạo” và làm tăng cung cầu.
Robbie MacPherson, nhà nghiên cứu của Quỹ Churchill, cho rằng “một số chính phủ đang dũng cảm hơn những chính phủ khác” trong việc thực hiện cam kết năm ngoái.
“Các quốc gia khác sẽ theo dõi để xem liệu nỗ lực của Colombia trong việc rời xa dầu mỏ và than đá có thành công hay không trước khi họ dám bước theo,” ông nói.
Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, giảm nợ cho các quốc gia và tài trợ cho các dự án xanh ở các nước đang phát triển là các nội dung trọng tâm trong các cuộc đàm phán tại COP29, dự kiến kết thúc vào thứ Sáu, 22-11.
Các chính phủ giàu có như Anh không những phải ” đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng cho cộng đồng của họ mà còn hỗ trợ tài chính cho các nước như Colombia để thực hiện điều tương tự,” ông MacPherson nói. “Điều này sẽ rất quan trọng để đảm bảo thế giới chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch nhanh chóng như mong muốn.”
Colombia hiểu rằng đốn hạ những cánh rừng mang lại nhiều tiền hơn so với việc bảo vệ chúng. Ảnh: AP