Điều gì khiến một sinh viên người Ý theo chủ nghĩa cộng sản học nghệ thuật kịch câm, một đứa trẻ nhỏ với tài năng đặc biệt về thể thao và một diễn viên hài chuyên nói những câu đùa vô nghĩa có điểm chung? Tất cả họ đều trở thành thành viên của một câu lạc bộ toàn cầu rất đặc biệt (very select global club). Miuccia Prada, Tiger Woods và Jerry Seinfeld nằm trong số khoảng 2.800 người trên thế giới là tỷ phú USD.

Theo công ty truyền thông Mỹ Forbes, đơn vị theo dõi tài sản của những người giàu nhất thế giới, Hoa Kỳ có 813 tỷ phú, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) đứng thứ hai với 473 tỷ phú, và Ấn Độ đứng thứ ba với 200 tỷ phú.

Quy mô của những khối tài sản khổng lồ này thật khó tưởng tượng. Một tỷ là một con số rất lớn – để hình dung, một triệu giây tương đương với 11 ngày, nhưng một tỷ giây là 32 năm.

Và đối với một số người, sự tồn tại của các tỷ phú là điều khó chấp nhận. Tám mươi mốt người giàu nhất thế giới – chỉ bằng số lượng người trên một chuyến xe buýt – có tổng tài sản nhiều hơn bốn tỷ người nghèo nhất trên thế giới cộng lại.

Trong một báo cáo năm 2023 về bất bình đẳng, Oxfam kết luận: “Mỗi tỷ phú đều là một sai lầm về chính sách (a policy mistake). Sự tồn tại của các tỷ phú ngày càng giàu và lợi nhuận kỷ lục, trong khi đa số phải đối mặt với khắc khổ, nghèo đói tăng cao và khủng hoảng chi phí sinh hoạt, là bằng chứng về một hệ thống kinh tế không mang lại lợi ích cho nhân loại.”

Sự bất bình đẳng này đã dẫn đến lời kêu gọi áp thuế trên tài sản tuyệt đối thay vì thu nhập tại nhiều quốc gia. Ở Mỹ, Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Elizabeth Warren đề xuất mức thuế 2% đối với tài sản trên 50 triệu đô la Mỹ và 3% đối với tài sản trên 1 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng viễn cảnh về sự giàu có lại truyền cảm hứng cho sự sáng tạo và đổi mới, từ đó cải thiện cuộc sống của hàng triệu người.

Nhà kinh tế học người Mỹ Michael Strain cho rằng chúng ta cần nhiều tỷ phú hơn, chứ không phải ít đi, và dẫn chứng rằng William Nordhaus, người đoạt giải Nobel, đã phát hiện rằng khoảng 2% lợi nhuận từ đổi mới công nghệ thuộc về những người sáng lập và nhà phát minh – phần còn lại thuộc về xã hội.

Strain gọi các tỷ phú là “những nhà sáng tạo tự thân đã thay đổi cách chúng ta sống.” Ông dẫn chứng những ví dụ như Bill Gates và Steve Ballmer, những người đã cách mạng hóa máy tính cá nhân; nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett; Jeff Bezos, người làm thay đổi ngành bán lẻ; và Elon Musk, người đã tạo ra sự đột phá trong ngành công nghiệp ô tô và thương mại vũ trụ.

“Không ai trong số họ là ‘sai lầm về chính sách’,” ông kết luận. “Thay vì mong muốn họ không tồn tại, chúng ta nên vui mừng vì họ có mặt.”

Nhiều tỷ phú cũng quyên góp những khoản tiền lớn cho từ thiện. Gates và Buffett đã sáng lập “The Giving Pledge” – một cam kết hiến tặng hơn một nửa tài sản của mình trong suốt cuộc đời.

Rapper, doanh nhân và tỷ phú Jay-Z, dù không tham gia vào cam kết này, đã có một cách bảo vệ ngắn gọn (pithy defence) cho sự giàu có của mình: “Tôi không thể giúp người nghèo nếu tôi cũng là một trong số họ. Vì vậy, tôi trở nên giàu có và cho đi. Đối với tôi, đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi.”

Tỷ phú không trở nên giàu có trong môi trường cô lập (in a vacuum). Sự thành công của họ cũng phản ánh một phần về chúng ta. Thật khó mà trở nên cực kỳ giàu có trừ khi bạn cung cấp thứ gì đó mà mọi người cần, muốn hoặc thích. Dù đó là phong cách tối giản (minimalist stylings) của Prada, loạt phim Star Wars hay TikTok, những tỷ phú mà chúng ta thảo luận đã thay đổi thế giới ở những mức độ khác nhau – và những câu chuyện về cách họ làm điều đó thật cuốn hút.

Ví dụ, những người sáng lập Google từng cố gắng bán phiên bản đầu tiên của công cụ tìm kiếm của họ với giá 1 triệu đô la, nhưng không ai mua (no takers). Ngày nay, Google trị giá 2,3 nghìn tỷ đô la và nhà đồng sáng lập Sergey Brin có tài sản cá nhân trị giá 135 tỷ đô la – tương đương GDP của Morocco.

Nhà thiết kế người Ý Miuccia Prada đứng sau các nhãn hiệu thời trang Prada và Miu Miu từng là một đảng viên cộng sản ở Ý những năm 1960, học kịch câm (mime) tại trường sân khấu trước khi đổi tên thành Miuccia Prada.


Nhà thiết kế người Ý Miuccia Prada đứng sau các nhãn hiệu thời trang Prada và Miu Miu

Kiran Mazumdar-Shaw, nữ tỷ phú tự thân (self-made) đầu tiên của Ấn Độ, khởi đầu bằng nghề nấu bia trước khi gặp phải định kiến giới (gender bias) và chuyển sang lĩnh vực dược phẩm, trở thành nhà sản xuất insulin lớn nhất châu Á.

Cha mẹ của Jerry Seinfeld đều là trẻ mồ côi và cha ông chưa bao giờ ôm ông. Có lẽ đây là lý do mà ông và Larry David đã đặt ra quy tắc cho các nhân vật trong bộ phim hài ăn khách Seinfeld: “Không ôm và không học hỏi.”

Thành công của các tỷ phú này thường kể một câu chuyện rộng hơn về những xu hướng lịch sử, chính trị hoặc công nghệ.

Doanh nhân công nghệ Jack Ma, người đồng sáng lập tập đoàn Alibaba, hưởng lợi từ hai lực lượng mạnh mẽ và đồng thời – sự ra đời của thương mại điện tử và sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc.

Chuck Feeney, người sáng lập hệ thống cửa hàng mua sắm miễn thuế (và đã cho đi toàn bộ tài sản của mình) nhờ vào làn sóng du lịch của người Nhật sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Có những câu chuyện mà may mắn đóng một vai trò quan trọng.

Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, tình cờ theo học tại một trong số rất ít trường học ở Mỹ vào cuối những năm 1960 có máy tính. Trong khi ca sĩ kiêm doanh nhân Rihanna gặp may nhờ vào một buổi thử giọng tình cờ (a chance audition) với một nhà sản xuất âm nhạc đang đi nghỉ ở Barbados.

Và không thể quên công lao (let’s hear it for) của cha mẹ.

Toàn bộ gia đình Taylor Swift đã chuyển từ Pennsylvania đến Nashville để hỗ trợ sự nghiệp của con gái tuổi teen, trong khi mẹ của Michael Jordan gợi ý rằng anh nên “nghe xem Nike nói gì” trước khi ký hợp đồng với Adidas hoặc Converse – mở đường cho hợp đồng tài trợ thể thao giá trị nhất trong lịch sử.

Có những khoảnh khắc “cửa trượt” trong những câu chuyện này – những sự kiện nhỏ nhưng khi nhìn lại (in retrospect) đã thay đổi cuộc đời và tài sản của các tỷ phú này.

Nhưng khi cánh cửa mở ra, bạn phải bước qua nó, và nếu có một điểm chung thì đó là năng lượng, động lực và sự cam kết mà những người này đã mang đến cho lĩnh vực của họ, cộng thêm khát khao tiến lên, khi nhiều người khác có lẽ đã bỏ cuộc từ lâu (checked out long ago).

Người đồng dẫn chương trình Good Bad Billionaire của tôi, Zing Tsjeng, và tôi luôn đùa rằng nếu chúng tôi đạt tới, chẳng hạn, 10 triệu đô la, bạn sẽ không thấy chúng tôi nữa – chỉ còn lại hai chiếc ghế xoay làm bằng chứng rằng tôi đã đi câu cá và cô ấy lại đến một lễ hội âm nhạc khác.

Có lẽ những người như chúng tôi sẽ không bao giờ trở nên vĩ đại (make it big), nhưng chúng tôi đã lần lượt cảm thấy bị cuốn hút, quyến rũ, xúc động, kinh ngạc và sợ hãi trước những người đã làm được.


Kiran Mazumdar-Shaw, nữ tỷ phú tự thân (self-made) đầu tiên của Ấn Độ

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts