• 𝗦𝗼𝗻𝗴 𝗟𝗶𝗻𝗴𝗱𝗼𝗻𝗴 𝘃𝗮̀ 𝗪𝗮𝗻𝗴 𝗛𝗮𝗼𝘇𝗲 𝗹𝗮̀ 𝗵𝗮𝗶 𝗽𝗵𝗶 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗴𝗶𝗮 𝗹𝗮̂̀𝗻 đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝗶𝗲̂𝗻 𝘁𝗵𝗮𝗺 𝗴𝗶𝗮 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗴𝗶𝗮𝗻 đ𝗲̂̀𝘂 𝟯𝟰 𝘁𝘂𝗼̂̉𝗶
  • 𝗖𝗼̛ 𝗾𝘂𝗮𝗻 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗴𝗶𝗮𝗻 𝗧𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗤𝘂𝗼̂́𝗰 𝘀𝗲̃ đ𝘂̛𝗮 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗹𝗲̂𝗻 𝗺𝗮̣̆𝘁 𝘁𝗿𝗮̆𝗻𝗴 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗻𝗮̆𝗺 𝟮𝟬𝟯𝟬

Tên lửa Trường Chinh 2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu 19 đã cất cánh từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Jiuquan ngày 30-10 lúc 4:27 chiều EDT (4:27 sáng giờ Bắc Kinh) để lên Trạm vũ trụ Thiên Cung (Tiangong). Phi hành đoàn Thần Châu 19 sẽ thực hiện một loạt các chuyến đi bộ ngoài không gian trong suốt 6 tháng.

Thần Châu-19 đã ghép nối thành công với tổ hợp trạm vũ trụ sau khoảng 6,5 giờ phóng. Ba phi hành gia sau đó đi vào mô-đun Thiên Hà.

Chỉ huy nhiệm vụ mới, Cai Xuzhe, 48 tuổi, đã từng thực hiện nhiệm vụ không gian trong Thần Châu-14 vào năm 2022, trong khi hai người còn lại, Song Lingdong và Wang Haoze, là những người lần đầu tiên tham gia không gian, đều 34 tuổi. Song là một cựu phi công không quân và Wang là kỹ sư thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, sẽ đóng vai trò là chuyên gia tải trọng của phi hành đoàn. Wang sẽ là người phụ nữ Trung Quốc thứ ba tham gia một nhiệm vụ có người lái.

“Trong sứ mệnh này, chúng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ khó khăn (arduous tasks) về thí nghiệm khoa học không gian và quản lý trạm vũ trụ. Tôi chủ yếu phụ trách các dự án thí nghiệm không gian, quản lý vật liệu và vận hành trạm,” kỹ sư vũ trụ Wang nói tại buổi họp báo trước giờ phóng.

“Chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động ngoài không gian (extravehicular activities) và thí nghiệm khoa học mới,” cựu phi công không quân Song nói. Các hoạt động này bao gồm lắp đặt thiết bị bảo vệ chống lại mảnh vỡ không gian, lắp đặt và thu hồi thiết bị.

Phát ngôn viên Lin Xiqiang của Cơ quan Không gian Có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết các phi hành gia dự kiến sẽ thực hiện 86 thí nghiệm khoa học.

“Trong chuyến bay Thần Châu 19, trọng tâm sẽ là chủ đề về khoa học sinh học và vật lý trong không gian, bao gồm các lĩnh vực như khoa học sự sống trong không gian, vật lý cơ bản trong môi trường vi trọng lực, khoa học vật liệu không gian, y học không gian và công nghệ không gian mới,” Lin nói. Các thí nghiệm bao gồm phân tích cấu trúc của sự phát triển tinh thể protein và động học không cân bằng của vật chất mềm trong điều kiện vi trọng lực.

Thần Châu 19 là nhiệm vụ không gian có người lái thứ 33 trong chương trình không gian có người lái của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang chuẩn bị phóng tàu chở hàng Thiên Châu 8 tới Thiên Cung để cung cấp thêm vật tư và tiếp nhiên liệu cho trạm. Nhiệm vụ này sẽ được phóng bằng tên lửa Trường Chinh 7 từ cảng vũ trụ ven biển Văn Xương vào tháng 11.

Trong khi đó, phi hành đoàn Thần Châu 18 hiện ở trên Thiên Cung đang chuẩn bị cho việc rời khỏi trạm. Ba phi hành gia Ye Guangfu, Li Cong và Li Guangsu đã đến Tiangong vào cuối tháng 4, sẽ bàn giao quyền điều khiển trạm vũ trụ cho Cai, Song và Wang. Ye và các đồng nghiệp của anh sẽ trở về Trái Đất vào khoảng 1:00 chiều EDT ngày 3 tháng 11 (1:00 sáng giờ Bắc Kinh ngày 4-11), hạ cánh tại khu vực hạ cánh Đông Phong gần Jiuquan.

Trung Quốc đã xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình sau khi bị loại khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế, chủ yếu do lo ngại của Hoa Kỳ về việc chương trình không gian Trung Quốc hoàn toàn do Quân đội nước này kiểm soát.

Ngoài việc đưa trạm vũ trụ vào quỹ đạo, cơ quan không gian Trung Quốc đã hạ cánh một tàu thăm dò lên Sao Hỏa và có kế hoạch đưa người lên mặt trăng trước năm 2030. Trung Quốc cũng lên kế hoạch xây dựng một trạm nghiên cứu trên mặt trăng.

Chương trình mặt trăng là một phần của sự cạnh tranh ngày càng gia tăng với Hoa Kỳ – quốc gia vẫn dẫn đầu trong khám phá không gian – và các nước khác, bao gồm Nhật Bản và Ấn Độ. Hoa Kỳ đang lên kế hoạch đưa phi hành gia trở lại mặt trăng lần đầu tiên sau hơn 50 năm, mặc dù NASA đã dời mục tiêu này đến năm 2026 vào đầu năm nay.

Thần Châu 19 là nhiệm vụ có người lái thứ tám của Trung Quốc tới trạm vũ trụ Thiên Cung. Trạm vũ trụ hình chữ T với ba module này đã được xây dựng thông qua ba lần phóng tên lửa Trường Chinh 5B vào các năm 2021 và 2022.

Trung Quốc có kế hoạch duy trì Thiên Cung – có khối lượng khoảng 20% so với Trạm Vũ trụ Quốc tế – luôn có người và hoạt động trong ít nhất một thập kỷ. Quốc gia này cũng muốn mở rộng trạm vũ trụ với các module mới và mở ra các hoạt động thương mại trên trạm.

Trung Quốc đã phóng nhiệm vụ có người lái đầu tiên vào năm 2003, trở thành quốc gia thứ ba thực hiện điều này sau Liên Xô cũ và Hoa Kỳ. Chương trình không gian là nguồn niềm tự hào quốc gia to lớn và là dấu ấn của những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua.


𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘵𝘦̂𝘯 𝘭𝘶̛̉𝘢 đ𝘢̂̉𝘺 𝘛𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘊𝘩𝘪𝘯𝘩-2𝘍 𝘮𝘢𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘵𝘢̀𝘶 𝘷𝘶̃ 𝘵𝘳𝘶̣ 𝘛𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘊𝘩𝘢̂𝘶-19 𝘷𝘢̀ 𝘱𝘩𝘪 𝘩𝘢̀𝘯𝘩 đ𝘰𝘢̀𝘯 𝘨𝘰̂̀𝘮 𝘣𝘢 𝘱𝘩𝘪 𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘨𝘪𝘢 𝘤𝘢̂́𝘵 𝘤𝘢́𝘯𝘩 𝘵𝘶̛̀ 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘵𝘢̂𝘮 𝘗𝘩𝘰́𝘯𝘨 𝘝𝘦̣̂ 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘛𝘶̛̉𝘶 𝘛𝘶𝘺𝘦̂̀𝘯 (𝘑𝘪𝘶𝘲𝘶𝘢𝘯), 𝘴𝘢 𝘮𝘢̣𝘤 𝘎𝘰𝘣𝘪, 𝘵𝘢̂𝘺 𝘣𝘢̆́𝘤 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘘𝘶𝘰̂́𝘤, 𝘷𝘢̀𝘰 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 30-10-2024. 𝘈̉𝘯𝘩: 𝘈𝘍𝘗

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts