Chúng ta đang tiến gần đến giới hạn của tuổi thọ con người

Tốc độ tăng trưởng tuổi thọ đã chậm lại kể từ năm 1990, với mức tăng trung bình chỉ 6,5 năm trong các nhóm dân số sống thọ nhất, và điều đó có nghĩa là con người đang tiến dần đến một giới hạn sinh học. Một nghiên cứu mới nhấn mạnh rằng thay vì chỉ tập trung kéo dài tuổi thọ, chúng ta nên chuyển hướng sang cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những tiến bộ trong khoa lão học.

Tuổi thọ (life expectancy) đã tăng mạnh trong suốt thế kỷ 19 và 20 nhờ chế độ ăn uống lành mạnh hơn, các tiến bộ y tế và nhiều cải thiện khác về chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, sau khi gần như tăng gấp đôi trong thế kỷ 20, tốc độ tăng trưởng này đã giảm đáng kể trong ba thập kỷ qua, theo một nghiên cứu mới do Đại học Illinois Chicago dẫn đầu.
Mặc dù có những đột phá thường xuyên về y học và sức khỏe cộng đồng, tuổi thọ trung bình khi sinh trong các nhóm dân số sống thọ nhất trên thế giới chỉ tăng trung bình 6,5 năm kể từ năm 1990, theo phân tích này. Mức độ cải thiện này kém xa so với kỳ vọng của một số nhà khoa học rằng tuổi thọ sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn (accelerated pace) trong thế kỷ này và rằng hầu hết những người sinh ra ngày nay sẽ sống thọ hơn 100 tuổi.
Giới hạn của tuổi thọ con người
Bài báo trên tạp chí Nature Aging, “Sự bất khả thi của việc kéo dài tuổi thọ con người một cách triệt để trong thế kỷ 21”, đưa ra bằng chứng mới cho thấy con người đang tiến gần đến một giới hạn sinh học về tuổi thọ (biologically based limit to life). Những bước nhảy vọt lớn nhất trong tuổi thọ đã xảy ra thông qua các nỗ lực thành công trong việc chống lại bệnh tật, tác giả chính S. Jay Olshansky cho biết. Điều đó khiến các tác động gây hại của quá trình lão hóa trở thành trở ngại chính cho việc kéo dài tuổi thọ hơn nữa.
“Hầu hết những người sống đến tuổi già ngày nay đang sống dựa trên thời gian do y học tạo ra,” Olshansky, giáo sư dịch tễ học và thống kê sinh học cho biết. Điều đó cũng có nghĩa là việc kéo dài tuổi thọ bằng cách giảm bệnh tật có thể gây hại nếu những năm tháng kéo dài đó không phải là những năm khỏe mạnh, Olshansky nói thêm. “Chúng ta nên chuyển hướng tập trung sang các nỗ lực làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài thời gian khỏe mạnh (extend healthspan),” ông nói. Thời gian khỏe mạnh là một chỉ số tương đối mới đo lường số năm một người sống khỏe mạnh, chứ không chỉ đơn thuần chỉ là còn sống.
Phân tích này, được thực hiện cùng với các nhà nghiên cứu từ Đại học Hawaii, Harvard và UCLA, là chương mới nhất trong cuộc tranh luận kéo dài ba thập kỷ về giới hạn tiềm năng của tuổi thọ con người.
“Kết quả của chúng tôi lật đổ quan niệm thông thường (conventional wisdom) rằng mức độ tuổi thọ tự nhiên của loài người còn ở phía trước chúng ta — một tuổi thọ vượt quá hiện tại,” Olshansky nói. “Chúng tôi đã chứng minh rằng y học hiện đại chỉ mang lại những cải thiện nhỏ về tuổi thọ dù các tiến bộ y học đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.”
Mặc dù nhiều người có thể đạt đến 100 tuổi trở lên trong thế kỷ này, những trường hợp đó vẫn là những ngoại lệ (outliers) không đủ để đẩy tuổi thọ trung bình lên cao hơn đáng kể, Olshansky cho biết, và đưa ra trần tuổi thọ sinh học là 85 năm.
Kết luận này phản bác lại các sản phẩm và ngành công nghiệp, chẳng hạn như bảo hiểm và quản lý tài sản, ngày càng đưa ra các tính toán dựa trên giả định rằng phần lớn mọi người sẽ sống đến 100 tuổi.
“Đây là một lời khuyên tồi tệ vì chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số sẽ sống lâu như vậy trong thế kỷ này,” Olshansky nói.
Tuy nhiên, phát hiện này không phủ nhận rằng y học và khoa học có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nữa, ông nói. Có thể tiềm năng gần hơn là cải thiện chất lượng cuộc sống khi về già thay vì kéo dài tuổi thọ, các tác giả lập luận.
𝘊𝘢̂̀𝘯 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂̉𝘯 𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘵𝘢̣̂𝘱 𝘵𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘴𝘢𝘯𝘨 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘬𝘦́𝘰 𝘥𝘢̀𝘪 𝘴𝘰̂́ 𝘯𝘢̆𝘮 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘰̉𝘦 𝘮𝘢̣𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘢𝘺 𝘷𝘪̀ 𝘤𝘩𝘪̉ 𝘬𝘦́𝘰 𝘥𝘢̀𝘪 𝘵𝘶𝘰̂̉𝘪 𝘵𝘩𝘰̣ – 𝘈̉𝘯𝘩: 𝘚𝘤𝘪𝘛𝘦𝘤𝘩 𝘋𝘢𝘪𝘭𝘺

 

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts