
𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐭𝐮̛̀ 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐨 𝐩𝐡𝐨́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢, 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐜𝐡𝐨 đ𝐢 𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐭 𝐪𝐮𝐚́ 𝟐𝟗 𝐭𝐲̉ đ𝐨̂ 𝐥𝐚 𝐌𝐲̃
𝐓𝐘̉ 𝐏𝐇𝐔́ 𝐕𝐎̛́𝐈 𝐓𝐀̂́𝐌 𝐋𝐎̀𝐍𝐆 𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐀́𝐈
𝑨𝒛𝒊𝒎 𝑷𝒓𝒆𝒎𝒋𝒊 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒏𝒐̂̉𝒊 𝒃𝒂̣̂𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒒𝒖𝒚 𝒎𝒐̂ 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒕𝒖̛̀ 𝒕𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏, 𝒎𝒂̀ 𝒄𝒐̀𝒏 𝒐̛̉ 𝒑𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑 𝒄𝒂̣̂𝒏 𝒕𝒊̉ 𝒎𝒊̉. 𝑸𝒖𝒂 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒏𝒂̆𝒎, 𝒐̂𝒏𝒈 đ𝒂̃ 𝒅𝒂̀𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒍𝒐̛́𝒏 𝒕𝒂̀𝒊 𝒔𝒂̉𝒏 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒂́𝒄 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒕𝒖̛̀ 𝒕𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏, 𝒄𝒉𝒖̉ 𝒚𝒆̂́𝒖 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 𝑸𝒖𝒚̃ 𝑨𝒛𝒊𝒎 𝑷𝒓𝒆𝒎𝒋𝒊.
Đóng góp của Azim Premji đã đưa ông trở thành một trong những nhà từ thiện hào phóng nhất thế giới, với số tiền quyên góp vượt quá 29 tỷ đô la Mỹ vào đầu năm nay. Phương thức từ thiện có chiến lược của ông đã tạo ra tác động bền vững bằng cách giải quyết các nguyên nhân gốc rễ và hỗ trợ các giải pháp mang tính lâu dài.
𝗤𝘂𝘆̃ 𝗔𝘇𝗶𝗺 𝗣𝗿𝗲𝗺𝗷𝗶
Quỹ Azim Premji, được thành lập vào năm 2000. Mục tiêu chính của Quỹ là cải thiện chất lượng giáo dục tại Ấn Độ, đặc biệt ở nông thôn, nơi cơ sở hạ tầng giáo dục thường thiếu thốn.
Quỹ hợp tác với các chính quyền cấp bang để nâng cao hệ thống giáo dục công lập, tác động đến hơn 350.000 trường học ở bảy bang của Ấn Độ. Sáng kiến này bao gồm các nỗ lực như đào tạo giáo viên, phát triển chương trình giảng dạy và cải thiện việc quản lý trường học.
Năm 2011, Premji mở rộng tầm nhìn bằng cách thành lập Đại học Azim Premji tại Bangalore, Ấn Độ. Đại học này, chủ yếu dành cho việc phát triển các nhà lãnh đạo giáo dục và chính sách công, nhấn mạnh đến công bằng xã hội và bình đẳng. Trường cũng thực hiện các nghiên cứu để giải quyết nhiều thách thức quan trọng trong hai lĩnh vực đã đề cập.
Thật ra, phạm vi từ thiện của Premji đã vượt khỏi lĩnh vực giáo dục. Sáng kiến Từ thiện Azim Premji (APPI), một nhánh khác của hoạt động từ thiện của ông, đã hỗ trợ cho nhiều công tác xã hội. APPI tài trợ cho những tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, quản trị địa phương và cả phúc lợi dành cho các cộng đồng thiểu số Ấn Độ.
Cam kết của Premji với hoạt động từ thiện đạt đến đỉnh cao vào năm 2019 khi ông cam kết chuyển thêm 34% cổ phần của mình tại Wipro cho Quỹ Azim Premji. Wipro là một tập đoàn đa quốc gia cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, tư vấn và quy trình kinh doanh, nơi ông là Chủ tịch sáng lập.
Động thái trên không chỉ có ý nghĩa vì quy mô khổng lồ của khoản quyên góp—ước tính chừng 52.750 crore rupee (khoảng 7,5 tỷ đô la Mỹ) vào thời điểm đó—mà còn vì nó đã đưa tổng số cổ phần mà Premji dành cho từ thiện lên con số kỷ lục: 67% cổ phần của Wipro.
𝗧𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻 𝗰𝗼́ 𝗶́𝗰𝗵
Việc chuyển giao tài sản khổng lồ của Premji không chỉ là hành động hào phóng tự phát, mà còn là một phần trong tầm nhìn dài hạn của ông nhắm tạo ra tác động xã hội bền vững thông qua từ thiện có cấu trúc và chiến lược. Cổ phần 34% bổ sung được tặng trong bối cảnh cam kết rộng lớn hơn của Premji đối với việc cho đi, phản ánh niềm tin của ông rằng tài sản nên được sử dụng như một công cụ ích lợi cho xã hội. Nhất là để giải quyết những thách thức cấp bách của Ấn Độ: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và góp phần giải quyết cả sự bất bình đẳng.
Cam kết năm 2019 còn củng cố vị thế của Premji, người đã tốt nghiệp Stanford, đại học hàng đầu của Mỹ, như một trong những nhà từ thiện hào phóng nhất thế giới. Nó đẩy ông vào “Giving Pledge”, phong trào do Warren Buffett và Bill Gates khởi xướng, theo đó các tỷ phú cam kết cho đi phần lớn tài sản của họ cho từ thiện trong suốt cuộc đời hoặc ghi vào di chúc.
Việc cho đi của Premji đặt trọng tâm vào phát triển Ấn Độ, đặc biệt những khu vực mà nỗ lực của chính phủ thường không đủ mạnh.
Hành động cho đi này có ý nghĩa rộng lớn hơn đối với thế giới doanh nghiệp, vì nó làm nổi bật tiềm năng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc tận dụng tài sản vì lợi ích xã hội, vượt ra ngoài khuôn khổ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) truyền thống. Cách tiếp cận của Premji, đặc trưng bởi kế hoạch cẩn thận và tập trung vào thay đổi hệ thống.
Có thể nó đã truyền cảm hứng cho các cá nhân giàu có và tập đoàn khác suy nghĩ lại về cách họ tham gia hoạt động từ thiện và trách nhiệm rộng lớn của họ đối với xã hội.
Tổng giá trị các khoản quyên góp từ thiện của Azim Premji lên tới khoảng 1,45 lakh crore rupee (khoảng 20 tỷ đô la Mỹ), tương đương 67% cổ phần của ông tại Wipro.
𝗧𝗮́𝗰 đ𝗼̣̂𝗻𝗴 𝘀𝗮̂𝘂 𝗿𝗼̣̂𝗻𝗴
Premji, năm nay 78 tuổi, còn cấu trúc việc phân phối tài sản của mình bằng cách chuyển một phần lớn tài sản riêng vào các quỹ từ thiện.
Hẳn những đóng góp của ông sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho xã hội trong tương lai.
Hoạt động từ thiện của Premji đã có tác động sâu rộng đến xã hội Ấn Độ, đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục. Ông đã thiết lập được một tiêu chuẩn mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, truyền cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo công ty.
Cách tiếp cận của ông đối với việc cho đi dựa trên trách nhiệm đạo đức và niềm tin vào sức mạnh tập thể, thúc đẩy thay đổi xã hội. Để ghi nhận những đóng góp của ông, nhiều giải thưởng, bao gồm Padma Vibhushan, danh hiệu dân sự cao thứ hai của Ấn Độ, và giải thưởng từ các tổ chức quốc tế như Carnegie Corporation và Forbes đã được trao cho ông.
Cuộc sống và công việc của Premji cho thấy tài sản, khi được dùng một cách khôn ngoan và hào phóng, có thể là một lực lượng mạnh mẽ tác động đến các thay đổi trong xã hội. Là doanh nhân thành đạt và nhà từ thiện có tầm nhìn, ông không chỉ xây dựng một đế chế là Wipro, mà còn dành tiền của do nó làm ra để góp phần làm cho đất nước trở nên tốt đẹp hơn.
———————
Đ𝗮̣𝗶 𝗵𝗼̣𝗰 𝗔𝘇𝗶𝗺 𝗣𝗿𝗲𝗺𝗷𝗶
Đại học Azim Premji, thành lập vào năm 2011 tại Bangalore, Ấn Độ, là một phần quan trọng trong tầm nhìn của Azim Premji. Đại học này tập trung vào việc phát triển các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục và chính sách công, với mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bình đẳng.
Đại học Azim Premji cung cấp nhiều chương trình học đa dạng, bao gồm:
– Bậc Cử nhân với các lĩnh vực như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, và giáo dục.
– Bậc Thạc sĩ thì về giáo dục, phát triển, và chính sách công.
Bên cạnh đó còn có các chương trình ngắn hạn dành cho các chuyên viên làm việc trong các giáo dục, phát triển bền vững và quản trị địa phương.
𝘏𝘰̂̃ 𝘵𝘳𝘰̛̣ 𝘵𝘢̀𝘪 𝘤𝘩𝘪́𝘯𝘩
Đại học Azim Premji cũng hỗ trợ tài chính rộng rãi cho các sinh viên xứng đáng, bao gồm học phí và sinh hoạt phí.
𝘕𝘨𝘩𝘪𝘦̂𝘯 𝘤𝘶̛́𝘶 𝘷𝘢̀ 𝘱𝘩𝘢́𝘵 𝘵𝘳𝘪𝘦̂̉𝘯
Đại học này còn tiến hành nhiều nghiên cứu để giải quyết các thách thức xã hội và kinh tế, đóng góp vào việc phát triển các chính sách công hiệu quả và bền vững.
𝘏𝘰𝘢̣𝘵 đ𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘤𝘰̣̂𝘯𝘨 đ𝘰̂̀𝘯𝘨
Đại học Azim Premji không chỉ tập trung vào học thuật, mà còn khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động cộng đồng và các dự án xã hội.
(𝘕𝘨𝘶𝘰̂̀𝘯: 𝘉𝘶𝘴𝘪𝘯𝘦𝘴𝘴 𝘛𝘰𝘥𝘢𝘺, 𝘏𝘪𝘯𝘥𝘶𝘴𝘵𝘢𝘯 𝘛𝘪𝘮𝘦𝘴, 𝘈𝘻𝘪𝘮 𝘗𝘳𝘦𝘮𝘫𝘪 𝘜𝘯𝘪𝘷𝘦𝘳𝘴𝘪𝘵𝘺, 𝘞𝘪𝘱𝘳𝘰 𝘐𝘯𝘧𝘳𝘢𝘴𝘵𝘳𝘶𝘤𝘵𝘶𝘳𝘦 𝘌𝘯𝘨𝘪𝘯𝘦𝘦𝘳𝘪𝘯𝘨)