Nhân vật

Ralph Lauren là một tên tuổi lớn của thời trang Mỹ. Bên cạnh những chiếc áo polo, blazer kẻ sọc tartan, và phong cách đặc trưng, ông còn một di sản khác hào phóng, có mục đích và đầy ấn tượng. Trong suốt ba thập kỷ qua, Ralph Lauren đã quyên góp hơn 250 triệu đô la Mỹ cho việc chăm sóc ngườI bị ung thư, bảo tồn văn hóa, cứu trợ và giáo dục. Đây là một truyền thống của các tỷ phú và triệu phú Mỹ: “HIẾN TẶNG KHI TA CÒN SỐNG”.  

Giúp người bịnh ung thư

Lauren, năm nay 86 tuổi, là một người đàn ông kín đáo khi được hỏi về những hoạt động thiện nguyện của mình. Dường như ông muốn để công việc của mình cùng những người được hưởng lợi nói thay.

Cam kết của Lauren đối với sức khỏe bắt đầu với một sứ mệnh cá nhân. Năm 2000, ông đã giúp khởi động Trung tâm Chăm sóc Ung thư Ralph Lauren ở khu phố nghèo Harlem của New York (Ralph Lauren Center for Cancer Prevention and Care). Đó là một sự hợp tác với Memorial Sloan Kettering và Bệnh viện North General. Mục tiêu của trung tâm: cung cấp điều trị ung thư đẳng cấp thế giới cho một cộng đồng đã bị gạt ra ngoài lề trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ. Kể từ khi mở cửa, trung tâm này đã phục vụ hàng nghìn bệnh nhân với sự cảm thông và không gây cho người bịnh cảm giác tự ti.

Trên thực tế, những nỗ lực của Lauren bắt đầu từ lâu rồi. Vào thập niên 1980, khi người bạn thân Nina Hyde, cựu biên tập viên thời trang của Washington Post, bị chẩn đoán mắc ung thư vú, Ralph Lauren quyết định phải làm điều gì đó. Hyde qua đời năm 1990, nhưng di sản và quyết tâm của Lauren vẫn tiếp tục.

Quỹ Ngựa nhỏ Hồng (The Pink Pony Fund), được thành lập vào năm 2000, vẫn là sáng kiến từ thiện đặc trưng của Tập đoàn Ralph Lauren, tập trung vào phát hiện sớm, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Nó được duy trì một phần thông qua việc bán hàng, các chiến dịch có người nổi tiếng tham gia và các chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu.

Đối phó với khủng hoảng COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, Lauren đã phản ứng nhanh chóng. Ông đã giúp 10 triệu đô la Mỹ cho các nhóm cứu trợ. Đây được cho là một trong những khoản đóng góp lớn nhất từ ngành công nghiệp thời trang. Quỹ đã được chuyển đến Quỹ Đối phó Đoàn kết COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization’s COVID-19 Solidarity Response Fund), các trung tâm điều trị ung thư, và một quỹ khẩn cấp để hỗ trợ nhân viên và đối tác của Ralph Lauren trên toàn thế giới.

Năm 1998, Lauren đã tặng 10 triệu đô la Mỹ cho Viện Smithsonian để phục hồi lá cờ Star-Spangled Banner, lá cờ đã truyền cảm hứng cho quốc ca Mỹ. Ông cũng đóng góp 3 triệu đô la Mỹ cho một chiến dịch nâng cao nhận thức quốc gia. Món quà vẫn nằm trong số những đóng góp tư nhân lớn nhất dành cho việc bảo tồn văn hóa Mỹ.

Năm 2014, Lauren đã quyên góp 10 triệu đô la cho Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) để hỗ trợ bộ phận thiết kế, các triển lãm và chương trình giáo dục của tổ chức này. Món quà đã củng cố vị trí của ông không chỉ là một nhà thời trang mà còn là một nhà bảo trợ của sự sáng tạo hiện đại.

Lauren còn mở rộng việc hỗ trợ cho giáo dục thời trang, tài trợ học bổng tại Trường Thiết kế Parsons (Mỹ) và ủng hộ các chương trình cố vấn cho các nhà thiết kế trẻ đang muốn gia nhập ngành công nghiệp thời trang đang mỗi ngày càng cạnh tranh.
Tại Đại học Harvard, quỹ của Lauren đã hỗ trợ các sáng kiến về sức khỏe cộng đồng và nghiên cứu ung thư, củng cố niềm tin lâu dài của ông vào việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bình đẳng bất kể thu nhập hay xuất thân.

Lòng hảo tâm của Lauren không dừng lại ở đó. Thông qua Quỹ Từ thiện Ralph Lauren, ông đã hỗ trợ các chương trình tái hòa nhập xa hội cho cựu chiến binh Mỹ, các trung tâm chăm sóc sức khỏe gia đình, và các sáng kiến nhà ở cộng đồng.

Nhiều chương trình trong số đó đã được thực hiện một cách âm thầm, không phô trương, không có thông cáo báo chí.

Có vẻ như triết lý cho đi của ông ấy rất cá nhân. Ông từng nói: “Thanh lịch không chỉ là những gì bạn mặc, mà đó là cách bạn sống và những gì bạn cho đi.” (Elegance is not just what you wear. It’s how you live — and what you give.)
Nhiều người có thể theo đuổi việc đành bóng (chủ yếu thông qua báo chí) khi làm thiện nguyện. Ralph Lauren thì quá khác. Đó là một người đàn ông mà đế chế thời trang không chỉ được xây dựng với phong cách vượt thời gian, mà còn cả với những giá trị thiện nguyện vượt thời gian.

Ralph Laurent trả lời phỏng vấn báo Toronto Sar của Canada, năm 1979.

Áo sơ mi Adrien dáng rộng in họa tiết bằng vải voan mỏng trong một bộ sưu tập mớI của Ralph Laurent.

Nhà thiết kế Ralph Luren, năm nay đã 86 tuổi.

Thương hiện huyền thoại vang danh thế giới, nhưng bình dân.

 

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts