Nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài sinh vật nước ngọt trên thế giới

Môi trường nước ngọt chiếm khoảng 1% bề mặt Trái Đất nhưng lại chứa hơn 10% số loài sinh vật được thống kê. Tuy nhiên, giống như nhiều hệ sinh thái biển và trên cạn (marine and terrestrial ecosystems), chúng đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái. Một nghiên cứu mới đây về một số loài sinh vật sống trong môi trường nước ngọt đã đưa ra bức tranh rõ nét về tình trạng đa dạng sinh học đáng lo ngại này.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá tình trạng của 23.496 loài động vật nước ngọt thuộc các nhóm như cá, giáp xác (như cua, tôm càng và tôm) và côn trùng (như chuồn chuồn kim và chuồn chuồn ngô), cho thấy 24% trong số này đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

“Các mối đe dọa phổ biến bao gồm ô nhiễm, đập thủy điện và việc khai thác nước, nông nghiệp, và các loài xâm hại (invasive species), bên cạnh việc khai thác quá mức cũng đang đẩy các loài đến bờ vực tuyệt chủng,” nhà bảo tồn Catherine Sayer, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. Nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Nature.

Sayer đứng đầu đơn vị đa dạng sinh học nước ngọt tại Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), tổ chức theo dõi tình trạng các loài trên toàn cầu.

Một số loài sinh vật nước ngọt được đánh giá là có nguy cơ cao mang những cái tên độc đáo như tôm ong xanh nhỏ bé của vùng Sulawesi, chuồn chuồn ngô Seychelles duskhawker, chuồn chuồn kim Atlantic helicopter của Brazil, tôm càng đào hang của Arkansas và các loài cá như cá hút mũi ngắn (shortnose sucker) của Oregon và California, và cá mahseer lưng gù của Ấn Độ.

Các loài được nghiên cứu được chọn vì vị trí đa dạng của chúng trong chuỗi thức ăn (food webs), mang lại cái nhìn tổng thể về sức khỏe của các hệ sinh thái nước ngọt trên toàn cầu.

Những loài này sống trong các vùng đất ngập nước nội địa như hồ, sông, đầm lầy, bãi lầy và đất than bùn – những khu vực mà các nhà nghiên cứu cho biết đã giảm hơn một phần ba kể từ năm 1970. Các nghiên cứu khác đã ghi nhận tình trạng của các loài động vật có vú, chim, bò sát và lưỡng cư cũng sống trong các hệ sinh thái nước ngọt này và thường phải đối mặt với các mối đe dọa riêng biệt.

Trong số các nhóm động vật được điều tra trong nghiên cứu mới, mức độ đe dọa cao nhất được ghi nhận ở giáp xác (30% bị đe dọa), tiếp theo là cá (26%) và chuồn chuồn (16%).


Cá hổ châu Phi (Hydrocynus vittatus) bơi trong sông Okavango, Botswana trong bức ảnh tư liệu này. Ảnh: Michel Roggo/Reuters

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts