
Mỹ đang thiếu hụt lao động
Trái bơ cũng khó với tới
Ai ở Mỹ thì chuẩn bị cho túi tiền nghe! Trái bơ được nhiều người ưa thích có thể sớm lên giá khá cao đó. Tại sao?
Bởi vì nước Mỹ đang thiếu hụt lao động. Đó là chưa kể đến việc chính sách thương mại mới được dự báo có thể đẩy trái bơ và nhiều sản phẩm chủ lực khác của nông nghiệp Mỹ trở thành hàng xa xỉ!
Bởi người nhập cư có thể gặp nhiều khó khăn. Và chiến tranh thuế quan luôn có thể nổ ra. Bây giờ, khi quan sát kỹ, có thể thấy nước Mỹ sẽ quay lại với chính sách bảo hộ như đã nhiều lần làm như thế. Tác động của chuyện này cũng rõ ràng: hàng hóa tăng giá một cách đáng kể.
Sao thiếu ?
Nhìn vào lịch sử gần của nước Mỹ thì cũng đã thấy được rồi. Sau khi tăng thuế nhập khẩu vào năm 2018, các biện pháp trả đũa của Mexico, Canada và những đối tác thương mại quan trọng khác đã làm cho doanh thu xuất khẩu của Mỹ giảm 27 tỷ đô la Mỹ, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp nước này (U.S. Department of Agriculture -USDA).
Giờ đây, khi ông tổng thống thời đó chuẩn bị quay lại Nhà Trắng, nông dân cũng phải chuẩn bị cho việc thiếu hụt lao động.
Sự thiết hụt lao động (labor shortage) trong nông nghiệp Mỹ ngày càng trở nên trầm trọng. Chuỗi cung ứng thực phẩm của Mỹ, từ những cánh đồng đến các nhà máy chế biến, luôn phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư. Và như thế trong nhiều năm rồi. Theo Khảo sát của tổ chức Công nhân Nông nghiệp Quốc gia (National Agricultural Workers Survey- NAWS), vào năm 2022, khoảng 70% công nhân nông trại là người nước ngoài. Và gần một nửa trong số đó không có giấy phép làm việc hợp pháp (lacking legal work authorization).
Có thể thấy rõ sự phụ thuộc này ở những trung tâm nông nghiệp (country’s agricultural hubs) của Mỹ. Năm 2023, hơn một nửa số nông dân Mỹ cho biết họ không tìm được đủ lao động cho công việc đồng áng. So với năm 2014 thì đây là một sự gia tăng đáng kể: 14%, theo một nghiên cứu của Đại học California và Đại học Bang Michigan. Cần biết thêm rằng sự thiếu hụt được đề cập không chỉ là số liệu thống kê, nó còn được cảm nhận qua chi phí sản xuất tăng cao, năng suất mùa màng giảm sút; hóa đơn thực phẩm cao hơn đối với người tiêu dùng.
Nếu ông tổng thống sau khi nhậm chức thực hiện đúng lời hứa lúc tranh cử: trục xuất hàng triệu người nhập cư vào Mỹ không có giấy tờ thì sự thiếu hụt lao động trong nông nghiệp ở Mỹ chỉ có mở rộng thêm thôi. Nông dân Mỹ sẽ phải đối mặt với năng suất giảm, lương tăng để thu hút nhân công sẽ khan hiếm và, chắc chắn, doanh thu sẽ phải sụt giảm.
Đối với người tiêu dùng Mỹ, kết quả có thể là có ít sự lựa chọn hơn trong siêu thị và giá cả tăng cao cho các mặt hàng thiết yếu.
Đe dọa
Cuộc chiến thuế quan đang cận kề lại giáng thêm một đòn chí mạng nữa. Mexico là nhà cung cấp trái cây, rau và các loại hạt lớn nhất cho Mỹ, chiếm gần hai phần ba lượng nhập khẩu các loại sản phẩm này vào Mỹ. 90% số bơ tiêu thụ ở Mỹ do các trang trại Mexico cung cấp. Và Tổng thống Mexico, Claudia Sheinbaum, tuyên bố sẽ phản ứng tương tự (retaliate against) đối với bất kỳ mức thuế mới nào của Mỹ, một động thái có thể làm gián đoạn thêm chuỗi cung ứng và đẩy giá thực phẩm ở Mỹ lên cao hơn nữa.
Ngành nông nghiệp Mỹ cũng đang ngày càng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, theo dự kiến, Mỹ sẽ đụng phải thâm hụt thương mại thực phẩm kỷ lục trong năm 2024. (Chưa có số liệu chính thức).
Thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada cùng với việc đe dọa áp thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng nói trên (exacerbate this imbalance). Đặc biệt khi nông dân Mỹ đang phải đối mặt với chi phí gia tăng do thiếu hụt lao động và cả lạm phát.
Đại dịch đã phơi bày sự mong manh của chuỗi cung ứng thực phẩm ở Mỹ. Vào đầu năm 2020, tình trạng thiếu hụt lao động kết hợp với việc đóng cửa các nhà máy và phương tiện vận chuyển đã khiến giá thịt bò tăng 20% chỉ trong vòng ba tháng. Trong cùng thời gian đó, chi phí thực phẩm tổng quát (general food prices) tăng 4,3%, vượt xa tỷ lệ lạm phát hằng năm của Mỹ (thông thường khoảng1%.)
Tuy nhiên, ngay cả khi đại dịch đã qua đi, những vấn đề cấu trúc (structural issues) luôn tồn tại. Trong một báo cáo năm 2023, Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện Mỹ (U.S. House Agriculture Committee) lưu ý rằng tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp là một vấn đề dai dẳng, mà chưa thấy dấu hiệu cải thiện nào cả.
Tổng thống Mỹ mới có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này. Chính sách thuế quan có thể được áp dụng không chỉ làm giảm khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu của nông dân Mỹ mà còn làm tăng sự phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu rất không ổn định (volatile imports).
Trong bối cảnh nói trên, ngay cả những thực phẩm thiết yếu như trái bơ (avocado), cà chua (tomato) có thể sẽ là biểu tượng cho việc thiếu hụt lao động trong nông nghiệp Mỹ.
Trái bơ và một số loại trái cây khác sẽ là sản phẩm xa xỉ ở Mỹ.
Máy móc nào có đủ cho cả nông nghiệp Mỹ?