Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa Trường Chinh 12 đầu tiên vào thứ Bảy từ một cảng vũ trụ thương mại mới, đánh dấu bước tiến trong kế hoạch đưa con người lên Mặt Trăng và tăng cường khả năng tiếp cận không gian của quốc gia này.

Tên lửa hai tầng, cao 62 mét, được phóng lúc 9:25 sáng giờ Miền Đông Hoa Kỳ (9:25 tối giờ Việt Nam) ngày 30-11 từ Cảng Vũ Trụ Thương Mại Văn Xương.

Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Thượng Hải (SAST), nhà sản xuất tên lửa, đã công bố thành công trong vòng một giờ sau khi phóng. Tải trọng bao gồm hai vệ tinh thử nghiệm, nhưng không có thông tin chi tiết nào được công bố.

Tên lửa Trường Chinh 12, sử dụng nhiên liệu dầu hỏa, là phương tiện phóng đầu tiên của Trung Quốc có đường kính 3,8 mét. Theo SAST, nó có khả năng đưa 12.000 kg tải trọng lên quỹ đạo thấp Trái Đất (LEO) và 6.000 kg lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời (sun-synchronous orbit). Tên lửa này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các siêu chòm sao vệ tinh LEO của Trung Quốc.

Việc ra mắt là bước tiến của SAST trong việc phát triển tên lửa mới, giúp công ty mẹ là Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc phát triển động cơ tên lửa phục vụ kế hoạch Mặt Trăng. Đồng thời, cảng vũ trụ thương mại mới tại Văn Xương giúp giảm thiểu tình trạng thiếu bệ phóng (launch pads) ở Trung Quốc, tăng tần suất phóng tên lửa.

Lần phóng này cũng đánh dấu chuyến bay đầu tiên của động cơ YF-100K, phiên bản cải tiến của YF-100, được thiết kế cho các tên lửa thế hệ mới như Trường Chinh 5, 6, 7, và 8. Động cơ này sẽ cung cấp lực đẩy chính cho Trường Chinh 10, tên lửa được thiết kế để đưa các phi hành gia Trung Quốc lên Mặt Trăng trước năm 2030. Một phiên bản tái sử dụng, YF-100N, đang được phát triển.

Dù vai trò cụ thể của Trường Chinh 12 vẫn chưa rõ ràng, nó được xem là một lựa chọn kinh tế hơn so với Trường Chinh 7 và phù hợp cho các siêu chòm sao vệ tinh như Guowang và Qianfan. Chòm Qianfan, hay Ngành Cánh Buồm, dự kiến triển khai 14.000 vệ tinh trên quỹ đạo thấp, và điều này có vẻ là một tham vọng quá lớn, vì để thực hiện được, Trung Quốc cần phải đưa 7 vệ tinh lên quỹ đạo mỗi ngày từ nay cho đến cuối thập kỷ này.

SAST cũng tiết lộ kế hoạch phát triển tên lửa sử dụng nhiên liệu methane và oxy lỏng có khả năng tái sử dụng, đã thử nghiệm thành công nguyên mẫu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (VTVL).


Tên lửa Trường Chinh 12 đầu tiên phóng lên từ
cảng vũ trụ thương mại mới tại Văn Xương ngày 30-11-2024. Ảnh: CNSA

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts