
Tàu Thiên Châu-8 chuyển hàng hóa đến trạm không gian Thiên Cung
Tàu vũ trụ Thiên Châu-8, được phóng bằng tên lửa Trường Chinh 7 từ bãi phóng Văn Xương lúc 10:13 sáng theo giờ miền Đông ngày 15-11, đã chở hàng đã đến trạm không gian Thiên Cung của Trung Quốc, mang theo hàng hóa, thí nghiệm và thiết bị hỗ trợ các nhiệm vụ có người lái. Tàu vũ trụ tách khỏi tên lửa khoảng 10 phút sau khi cất cánh.
Thiên Châu-8 đã kết nối với trạm Thiên Cung hơn ba giờ sau đó, vào lúc 1:32 chiều theo giờ miền Đông.
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, tàu vũ trụ mang theo khoảng 6.000 kg hàng hóa, phần lớn phục vụ cho sứ mệnh có người lái Thần Châu-19 đã phóng ngày 29-10 và phi hành đoàn Thần Châu-20 trong tương lai.
Khối lượng hàng hóa bao gồm 458 kg vật liệu ứng dụng khoa học, gồm các thiết bị thí nghiệm, bộ phận và mẫu vật, cũng như phụ tùng thay thế và vật tư tiêu hao (consumables).
Một trong các thí nghiệm trên Thiên Châu-8 là bộ gạch được chế tạo từ nhiều thành phần mô phỏng đất Mặt Trăng khác nhau. Các viên gạch này sẽ được đặt trên giá ngoài trạm Thiên Cung và tiếp xúc với môi trường chân không, bức xạ và nhiệt độ khắc nghiệt của không gian trong khoảng ba năm. Sau đó, chúng sẽ được đưa về Trái Đất để phân tích, cung cấp thông tin cho kế hoạch xây dựng các cơ sở nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS) của Trung Quốc vào những năm 2030.
Ngoài ra, Thiên Châu-8 còn hỗ trợ các nghiên cứu sinh học liên quan đến khám phá không gian dài hạn. Các mẫu thí nghiệm này sẽ được đông lạnh và đưa về Trái Đất, nơi các nhà nghiên cứu sẽ phân tích sự thay đổi trong gene do môi trường vi trọng lực và thiếu từ trường, đồng thời so sánh với nhóm đối chứng trên mặt đất (control groups). Thí nghiệm này nhằm hiểu rõ hơn hành vi, sinh sản và chức năng não bộ của động vật bị ảnh hưởng trên không gian như thế nào.
Trung Quốc đặt mục tiêu vận hành trạm không gian Thiên Cung gồm ba module trong ít nhất một thập kỷ. Nước này cũng có kế hoạch mở rộng trạm lên sáu module và bổ sung kính viễn vọng không gian Xuntian đồng quỹ đạo trong những năm tới.
Ngành không gian Trung Quốc gần đây đã trao hợp đồng cho hai công ty phát triển nguyên mẫu tàu chở hàng chi phí thấp để tiếp tế cho Thiên Cung, nhằm tăng khả năng dự phòng và mở rộng các tính năng như khả năng mang tải (potential downmass) về Trái Đất. Hiện tại, tổ hợp Thiên Châu/Trường Chinh 7 là phương tiện duy nhất của Trung Quốc để tiếp tế cho Thiên Cung.
Một ý tưởng là tàu chở hàng Thanh Châu của Microsat, sẽ được phóng bằng tên lửa CAS Space Kinetica-2 sử dụng nhiên liệu kerosene-oxy lỏng trong nửa cuối năm 2025. Trong khi đó, Haolong là một tàu con thoi tái sử dụng đang được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển sẽ được phóng bằng tên lửa và hạ cánh ngang trên đường băng.
Nhiệm vụ Thiên Châu-8 là lần phóng lên quỹ đạo thứ 56 của Trung Quốc trong năm 2024. Nhà thầu không gian chính của Trung Quốc, CASC, đã thông báo đầu năm rằng họ cùng các nhà cung cấp dịch vụ phóng thương mại của Trung Quốc đặt mục tiêu tổng cộng khoảng 100 lần phóng trong năm nay, nhưng mục tiêu này khó đạt được.
Các nhiệm vụ lớn đã hoàn thành bao gồm chuyến bay Mặt Trăng Chang’e-6, đưa về Trái Đất những mẫu vật đầu tiên thu thập từ mặt khuất của Mặt Trăng.
Hình ảnh mô phỏng tại Trung tâm Kiểm soát Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh ngày 16-11-2024 cho thấy tàu vũ trụ Thiên Châu-8 kết nối với trạm không gian Thiên Cung. Ảnh: Tân Hoa Xã