
ESA sắp phóng hai vệ tinh để tạo ra nhật thực nhân tạo
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang chuẩn bị tạo ra một nhật thực nhân tạo bằng cách phóng hai vệ tinh xếp chồng lên nhau (in a stack) nhằm nghiên cứu vành nhật hoa – lớp khí quyển bao quanh Mặt Trời.
ESA cho biết sứ mệnh “Proba-3” sẽ là sứ mệnh đầu tiên trên thế giới tạo ra nhật thực nhân tạo nếu thành công. Tuy nhiên, ESA cho biết nhật thực do hai vệ tinh tạo ra sẽ không thể quan sát được từ Trái Đất.
“Hai vệ tinh sẽ được phóng và duy trì ở trạng thái gần nhau trong khoảng một tháng… Khi chúng tôi chắc chắn mọi thứ đều ổn, lúc đó một vệ tinh sẽ hoạt động, trong khi vệ tinh còn lại sẽ nằm phía trên,” Marie Beeckman, Kỹ sư Vận hành Vệ tinh tại công ty cơ sở hạ tầng không gian Redwire Space, đơn vị tham gia dự án, cho biết.
“Mục tiêu chính của Proba-3 là chứng minh khả năng bay đội hình và ứng dụng khoa học thực tế để quan sát vành nhật hoa của Mặt Trời,” Damien Galano, quản lý dự án tại ESA, cho biết.
Hai vệ tinh là Coronagraph và Occulter sẽ bay theo một đội hình chính xác, với khoảng cách chuẩn đến từng milimet, ở cự ly tối thiểu 144 mét hoặc xa hơn.
Vệ tinh Occulter sẽ bay gần Mặt Trời hơn, thẳng hàng để che đĩa Mặt Trời (block the Sun’s disc), tạo bóng lên vệ tinh còn lại, tương tự như cách Mặt Trăng tạo bóng trên bề mặt Trái Đất trong một nhật thực.
Như thế, chỉ có vành nhật hoa xung quanh được nhìn thấy, cho phép vệ tinh kia chụp ảnh vùng bên trong của vành nhật hoa.
Nếu ánh sáng từ Mặt Trời không bị che khuất, bất kỳ kính thiên văn nào quan sát cũng sẽ bị lóa và không thể nhìn thấy vành nhật hoa, ESA giải thích.
Dự đoán thời tiết Mặt Trời
Sau khi hoàn thành việc chụp ảnh các chi tiết mờ nhạt của vùng bên trong vành nhật hoa, các kỹ sư vận hành sẽ gửi lệnh tách hai vệ tinh.
“Chúng sẽ tách nhau ra và đi vào quỹ đạo an toàn, cách nhau khá xa để đảm bảo không va chạm,” Beeckman cho biết.
Theo ESA, việc nghiên cứu vành nhật hoa có thể giúp các nhà khoa học dự đoán thời tiết Mặt Trời, chẳng hạn như các cơn bão từ có thể ảnh hưởng đến vệ tinh trong quỹ đạo, cũng như mạng lưới thông tin liên lạc và lưới điện trên Trái Đất.
“Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nhiều vấn đề, như nguồn gốc của gió Mặt Trời (solar wind). Vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, đặc biệt là về gió chậm,” Andrei Zhukov, nhà khoa học cao cấp tại Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ, nói.
“Gió chậm là loại biến đổi liên tục, không đồng nhất và không đồng đều. Vẫn chưa rõ nguồn gốc của nó,” ông nói thêm.
Hiện hai vệ tinh đang được chuẩn bị cho bước tích hợp cuối cùng tại Bỉ, sau đó sẽ được chuyển đến Ấn Độ để phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Polar Satellite Launch Vehicle (PSLV) vào ngày 4-12-2024.
Ảnh minh họa về việc hai vệ tinh sẽ được phóng lên khong gian để tạo ra nhật thực nhân tạo. Ảnh: ESA
ncy (ESA) is aiming to create an artificial eclipse in space with its upcoming Proba-3 mission, which will help study the sun and demonstrate extremely precise formation flying, down to just a millimetre.