NASA và SpaceX vừa phóng chuyến bay tiếp theo lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào lúc 9:29 tối theo giờ miền Đông (EST) thứ Hai, ngày 4-11, tức 9:29 sáng thứ Ba giờ Việt Nam. Đây sẽ là sứ mệnh tiếp tế thương mại lần thứ 31 của SpaceX cho NASA, mang theo các thí nghiệm khoa học, nguồn cung và thiết bị quan trọng cho phòng thí nghiệm đang bay trên quỹ đạo.

Khoảng 2,7 tấn hàng hóa được chở bằng tàu vũ trụ Dragon của SpaceX đặt trên đỉnh tên lửa Falcon 9. Vụ phóng diễn ra từ Tổ hợp phóng 39A tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida.

Tàu Dragon tự động ghép nối với cổng phía trước của module Harmony của trạm vũ trụ.

Ngoài thực phẩm, nguồn cung và thiết bị cho phi hành đoàn, tàu Dragon còn mang theo một số thí nghiệm mới, bao gồm Thí nghiệm Chẩn đoán Vành nhật hoa (Coronal Diagnostic Experiment), để nghiên cứu gió mặt trời và cách nó hình thành. Dragon cũng vận chuyển rêu Nam Cực để quan sát tác động kết hợp của bức xạ vũ trụ và vi trọng lực lên thực vật. Các thí nghiệm khác trên tàu bao gồm một thiết bị kiểm tra hàn lạnh (cold welding) của kim loại trong vi trọng lực, và một thí nghiệm nghiên cứu cách không gian ảnh hưởng đến các vật liệu khác nhau.

Đây chỉ là một vài ví dụ trong hàng trăm nghiên cứu được tiến hành trên phòng thí nghiệm quỹ đạo trong các lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học, khoa học vật lý, và khoa học Trái Đất cũng như không gian (Xin xem phần liệt kê chi tiết hơn trong box bên dưới).

Những nghiên cứu này mang lại lợi ích cho nhân loại và đặt nền móng (lay the groundwork) cho các cuộc thám hiểm không gian của con người trong tương lai thông qua chiến dịch Artemis của NASA, sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng để chuẩn bị cho các chuyến thám hiểm sao Hỏa trong tương lai.

Tàu vũ trụ Dragon dự kiến sẽ ở lại trạm vũ trụ đến tháng 12, sau đó sẽ rời phòng thí nghiệm bay này và quay trở lại Trái Đất, đáp xuống ngoài khơi bờ biển Florida.

* Hơn 25 dự án do Phòng Thí nghiệm Quốc gia Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) tài trợ, bao gồm các trình diễn công nghệ, sản xuất trong không gian, thí nghiệm của học sinh, và nhiều dự án được Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) tài trợ, đã được gửi lên ISS.

Dưới đây là một số dự án do Phòng Thí nghiệm Quốc gia ISS tài trợ trong sứ mệnh này:

  1. Hãng dược Bristol Myers Squibb (BMS) sẽ tiếp tục công việc kết tinh protein của họ trên trạm vũ trụ, qua việc hợp tác với các đối tác dịch vụ thương mại ISS National Lab, nhằm kết tinh các hợp chất phân tử nhỏ để hỗ trợ sản xuất các liệu pháp điều trị hiệu quả hơn. Các tinh thể được phát triển trong môi trường vi trọng lực thường lớn hơn và có trật tự hơn (more well-ordered) so với những tinh thể phát triển trên mặt đất.
  2. NSF đang tài trợ cho bốn nghiên cứu trong sứ mệnh này, bao gồm một dự án hợp tác từ Đại học bang Oregon và Đại học Texas Tech tập trung vào sức khỏe tim mạch. Thí nghiệm này sẽ sử dụng các cơ quan tim (heart organoids) được in 3D để nghiên cứu hiện tượng teo cơ tim do vi trọng lực gây ra. Kết quả có thể giúp tăng hiểu biết về teo cơ tim (heart muscle atrophy), một hiện tượng xảy ra trong nhiều điều kiện khác nhau như ung thư, bệnh cơ, loạn dưỡng cơ, tiểu đường, nhiễm trùng huyết, và suy tim.
  3. Nhiều dự án do Phòng Thí nghiệm Quốc gia ISS bảo trợ và NASA tài trợ tập trung vào sản xuất trong không gian. Một nghiên cứu của Sachi Bioworks, hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ thương mại ISS Space Tango, có thể giúp thúc đẩy phát triển các liệu pháp mới cho các bệnh thoái hóa thần kinh (neurodegenerative). Dự án sẽ sử dụng các cơ quan não trong môi trường vi trọng lực để kiểm tra tác động của một loại thuốc mới đối với bệnh Alzheimer, Parkinson và chứng mất trí nhớ.
  4. Trường Cao đẳng Nghệ thuật, Khoa học và Công nghệ Malta đang thực hiện một dự án, với sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ thương mại ISS Voyager Space, để thử nghiệm phương pháp hàn không sử dụng nhiệt. Hàn lạnh là một quá trình liên kết các vật liệu kim loại tương tự bằng lực hoặc áp suất thay vì nhiệt. Phương pháp này có thể được sử dụng để sửa chữa an toàn các trạm trên không gian và đảm bảo tính bền vững lâu dài của chúng, giúp giải quyết mối quan ngại ngày càng tăng về mảnh vỡ không gian. Trong dự án này, nhóm nghiên cứu sẽ kiểm tra hàn lạnh điều khiển từ xa để áp dụng các miếng vá kim loại vào các mẫu vỏ tàu vũ trụ giả lập (simulated spacecraft hull samples).
  5. Chương trình Thí nghiệm Không gian Sinh viên (SSEP) sẽ gửi 39 thí nghiệm do sinh viên thực hiện trong sứ mệnh thứ 18 lên trạm vũ trụ. SSEP nhằm chuẩn bị thế hệ các nhà khoa học và kỹ sư tương lai bằng cách tích cực gắn kết cộng đồng học đường vào việc phát triển các nghiên cứu khoa học được thực hiện trong môi trường vi trọng lực. Hơn 35 cộng đồng đã tham gia vào sứ mệnh SSEP này, thu hút hàng trăm học sinh từ lớp 5 đến lớp 12, cao đẳng và đại học.


𝘛𝘢̀𝘶 𝘷𝘶̃ 𝘵𝘳𝘶̣ 𝘚𝘱𝘢𝘤𝘦𝘟 𝘋𝘳𝘢𝘨𝘰𝘯, 𝘮𝘢𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘩𝘰̛𝘯 2.700 𝘬𝘨 𝘩𝘢̀𝘯𝘨 𝘩𝘰́𝘢 đ𝘦̂́𝘯 𝘱𝘩𝘰̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘪́ 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̣̂𝘮 𝘲𝘶𝘺̃ đ𝘢̣𝘰, đ𝘢̃ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘱𝘩𝘰́𝘯𝘨 𝘭𝘶́𝘤 9:29 𝘵𝘰̂́𝘪 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘨𝘪𝘰̛̀ 𝘤𝘩𝘶𝘢̂̉𝘯 𝘮𝘪𝘦̂̀𝘯 Đ𝘰̂𝘯𝘨 (𝘌𝘚𝘛) 𝘷𝘢̀𝘰 𝘵𝘩𝘶̛́ 𝘏𝘢𝘪, 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 𝘵𝘦̂𝘯 𝘭𝘶̛̉𝘢 𝘍𝘢𝘭𝘤𝘰𝘯 9 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘺 𝘵𝘶̛̀ 𝘛𝘰̂̉ 𝘩𝘰̛̣𝘱 𝘱𝘩𝘰́𝘯𝘨 39𝘈 𝘵𝘢̣𝘪 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘵𝘢̂𝘮 𝘝𝘶̃ 𝘵𝘳𝘶̣ 𝘒𝘦𝘯𝘯𝘦𝘥𝘺 𝘤𝘶̉𝘢 𝘕𝘈𝘚𝘈 𝘰̛̉ 𝘍𝘭𝘰𝘳𝘪𝘥𝘢. 𝘈̉𝘯𝘩: 𝘕𝘈𝘚𝘈

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts