Một nghiên cứu trên tạp chí “Chemosphere”  cho rằng có hóa chất nguy hiểm trong nhiều vật dụng gia đình. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, vẫn chưa thấy rõ những rủi ro về sức khỏe do hóa chất này gây ra

Gần đây, có nhiều cảnh báo đối với người tiêu dùng: Hãy vứt bỏ ngay những đồ nhựa màu đen gia dụng vì chúng có thể chứa hóa chất độc hại. Một bài nghiên cứu trên tạp chí Mỹ “Chemosphere” ( From e-waste to living space: Flame retardants contaminating household items add to concern about plastic recycling) hồi tháng 10 làm cho người ta thêm lo ngại.

Theo nghiên cứu này, một số đồ như muỗng nhựa thường để làm bánh (spatula), khay đựng sushi Nhật Bản mua ở siêu thị và đồ chơi trẻ con có thể chứa các chất chống cháy (flame retardants) có độc.

Nguy hiểm?

Trước đây, có nghiên cứu cho rằng những chất chống cháy có thể rò rỉ ra khỏi nhựa, khi bị cháy hay nấu sôi. Việc tiếp xúc với nồng độ cao của những hóa chất này có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng chưa rõ liệu mức độ phơi nhiễm bao nhiêu từ đồ gia dụng thì gây rủi ro cao. Và tại sao chất chống cháy lại xuất hiện trong các dụng cụ nhà bếp?

Ngay từ những năm 1970, các nhà sản xuất đã thêm chất chống cháy vào hàng hóa như ti vi và máy tính nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy bị lan rộng. Tuy nhiên, trong hai mươi năm trở lại đây, nhiều chất chống cháy đã bị cấm dùng vì có độc và có nguy cơ gây ra ung thư khi người ta tiếp xúc với chúng ở nồng độ cao (high levels of exposure).

Dù vậy, một số chất chống cháy lại xuất hiện trong các đồ dùng gia đình được sản xuất từ nhựa tái chế, mà nhựa này là từ rác thải điện tử (recycled electronic waste). Bởi ở Mỹ, các quy định hạn chế lại không áp dụng cho nhựa tái chế.  “Việc các hóa chất bị cấm lại xuất hiện trong đồ gia dụng cho thấy chúng có thể gây hại lần thứ hai nếu chúng ta không cẩn thận,”  Joseph Allen, giáo sư về sức khỏe môi trường tại Đại học Harvard, nhận xét.

Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học phát hiện ra chất chống cháy đã được dùng trong 17 trong hơn 200 món đồ gia dụng mà họ kiểm tra. Một số sản phẩm có chứa decaBDE (polybrominated diphenyl ethers), một chất chống cháy đã bị Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (United States Environmental Protection Agency – EPA) cấm dùng từ năm 2021 vì nguy cơ gây ra ung thư.

Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiếp xúc chất chống cháy với nguy cơ gây ra ung thư, rối loạn nội tiết cùng những vấn đề về sinh sản cũng như phát triển thần kinh (neurodevelopmental).

Rủi ro thôi? 

Theo một nghiên cứu, phụ nữ mang thai tiếp xúc với các hóa chất này qua đồ điện tử, vải sợ và vật liệu xây dựng sẽ đụng phải nguy cơ sinh non (premature birth) cao hơn phụ nữ không tiếp xúc. Con trẻ của những phụ nữ này cũng dễ gặp các vấn đề về phát triển thần kinh khi lớn lên.

Các hóa chất như polybrominated diphenyl ethers (PBDEs) còn được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp (thyroid disease). Heather Stapleton, một nhà hóa học môi trường tại Đại học Duke, nhận xét:  “Bệnh tuyến giáp đang ngày càng trở nên phổ biến ở Mỹ và chưa ai hiểu rõ nguyên nhân. Nhưng người ta tin rằng các yếu tố môi trường có thể đóng vai trò nào đó.”

Dù vậy, các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu để xác định mức độ phơi nhiễm nào thì mới dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và mức độ rủi ro của việc dùng đồ nhựa nhựa màu đen.

Vì chưa có kết luận khoa học rõ ràng nên các chuyên gia cũng chưa đồng ý hoàn toàn rằng những vật dụng nói trên là không an toàn. Nhưng họ khuyến nghị nên thận trọng với đồ nhựa, không để đồ gia dụng nhựa lâu trong chảo dầu quá nóng; không hâm nóng thức ăn trong các hộp nhựa màu đen. Và nên bỏ các vật dụng nhựa màu đen bị mẻ hoặc nứt để tránh mảnh nhựa rơi vào thức ăn.

Theo Megan Liu, nhà quản lý khoa học và chính sách của tổ chức Toxic-Free Future, rất khó để tránh hoàn toàn đồ nhựa màu đen. Nhưng cô cho rằng nên giảm tiếp xúc với chúng bằng cách, chẳng hạn, chuyển sushi từ khay nhựa mua ở siêu thị sang đĩa ngay khi về nhà.

Tiến sĩ  Heather Stapleton cũng dùng muỗng gỗ và đồ kim loại cho hầu hết những khi nấu ăn. Và  cô vẫn dùng muỗng nhựa màu đen để chiên trứng vì muốn bảo vệ lớp chống dính của chảo. Theo cô, “tất cả là vấn đề liều lượng.”


Muỗng nhựa thường dùng để làm bánh có thể có độc.


Nên chuyển khay đựng sushi mua ở siêu thị sang đĩa ngay. 

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts